Kết quả tìm kiếm cho "Ngày hội quê em Xuân nay- Tết xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 102
Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
Từ thưở nằm nôi, tôi đã nhập tâm ngôi làng ấy qua lời ru của mẹ: Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng / Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây...
Cuộc sống hiện đại, Tết giản lược vài nghi lễ không còn phù hợp, lãng phí… Còn lại, ai ai cũng giữ nguyên phong vị riêng có, giá trị tốt đẹp từ xưa để gắn kết và giáo dục cho các thế hệ, làm nên bức tranh văn hóa đặc sắc, sống động.
Trong bối cảnh đất nước đang có những chuyển biến mạnh mẽ để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, mang lại không khí đón Tết, vui Xuân Ất Tỵ 2025 rộn ràng, thu hút sự tham dự của đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách du lịch.
Những năm gần đây, mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người vẫn nghe đâu đó những câu nói như “Tết bây giờ không vui như xưa”, nên chỉ biết hoài niệm về Tết xưa đầy kỷ niệm. Sống trong thời đại 4.0, tận dụng lợi thế công nghệ mang lại, giới trẻ hiện đại đã khiến Tết cổ truyền trở nên đặc biệt theo cách riêng.
Sáng cuối năm, gió Đông thổi mạnh, tiếng lá trên cây khua xào xạc. Người dân ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) ngồi khúm núm trước hiên nhà trốn cái lạnh ngày giáp Tết. Bên cồn khí hậu mát mẻ, nhưng ngặt nổi khi trời trở gió làm cho hoạt động khai thác cá trên sông tạm thời gián đoạn.
Tết Nguyên đán còn gọi là Tết âm lịch, Tết cổ truyền, đánh dấu kết thúc chu kỳ 1 năm. Đây không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, mà còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội.
Hầu hết các làng nghề truyền thống đều sản xuất quanh năm, đều đặn và lặng lẽ. Riêng mùa Tết là giai đoạn cao điểm, không khí trở nên tất bật hơn, ngày lẫn đêm nhộn nhịp, hòa lẫn tiếng người, tiếng máy... Cũng từ mốc thời gian này, người ta có dịp nhắc đến một số nghề đặc trưng gợi lên không khí Tết một cách rõ nét.
Trong những ngày cuối tháng Chạp, không khí đón Xuân rộn ràng khắp nơi. Mọi người tạm gác lại những áp lực cuộc sống để cố gắng vun vén cho gia đình thật ấm cúng đón chào năm mới.
“Không ai phân công tôi vẽ Mẹ Việt Nam anh hùng. Trái tim tôi phân công. Tôi đi vẽ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là tôi đang trả món nợ ân tình”, họa sĩ Đặng Ái Việt xúc động bày tỏ…
Trên cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế, vùng trũng nhất mực nước chỉ còn ngang gối, nông dân rục rịch chuẩn bị làm đất sạ lúa đông xuân. Đây chính là thời điểm bà con khai thác nguồn cá đồng cuối mùa lũ rôm rả để làm khô, mắm bán trong dịp Tết.
Có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, nhiều cá nhân đã tích cực vận động, tuyên truyền bà con chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cùng phấn đấu xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp.